Posted in: Phỏng Vấn

Bạn có nên từ bỏ công việc đang có ở TP.Hồ Chí Minh để đi du lịch dài hạn

Kĩ năng xã hội là gì và vì sao kĩ năng này lại quan trọng với người tìm việc làm và nhất là trong môi trường việc làm TP.Hồ Chí Minh? Kĩ năng xã hội, còn được gọi là kĩ năng mềm hoặc kĩ năng giao tiếp ứng xử và tạo lập quan hệ hoặc kĩ năng trí tuệ cảm xúc, là kĩ năng liên quan đến cách bạn giao tiếp và tương tác với người khác.

Khi tìm việc làm, kĩ năng giao tiếp ứng xử và tạo lập quan hệ là một trong những kĩ năng quan trọng hàng đầu để đánh giá ứng viên. Bất kể loại công việc của bạn là gì, điều quan trọng là phải có thể kết thân với đồng nghiệp, quản lí, khách hàng và nhà cung cấp. Có kĩ năng giao tiếp ứng xử và tạo lập quan hệ tốt rất quan trọng trong việc nắm bắt cơ hội việc làm TP.Hồ Chí Minh thành công.

            Vì sao nhà tuyển dụng đánh giá cao kĩ năng giao tiếp ứng xử và tạo lập quan hệ

Kĩ năng giao tiếp ứng xử và tạo lập quan hệ thỉnh thoảng được gọi là kĩ năng hành nghề. Cách gọi đó đã chứng minh tầm quan trọng của kĩ năng, đến mức nhà tuyển dụng không muốn tuyển nhân viên nào thiếu sót kĩ năng này.

Nhiều công việc đòi hỏi bạn, dù không cần quá thường xuyên, nhưng phải tương tác phù hợp với người khác. Điều này đúng ngay cả với những công việc dành cho người có tính hướng nội và phong cách làm việc độc lập. Ví dụ như, thậm chí nếu bạn là một kĩ sư phần mềm, nhà văn hoặc chuyên viên thống kê, thì bạn vẫn cần phải có thể giao tiếp và hợp tác với nhóm của mình.

Thậm chí nếu bạn xuất sắc trong chuyên môn, nhưng lại cực kì khó làm việc cùng, thì sự hiện diện của bạn trong chỗ làm sẽ không dễ được chấp nhận.

Tóm lại, điều quan trọng là hãy nhấn mạnh kĩ năng giao tiếp ứng xử và tạo lập quan hệ của mình trong CV, đơn xin việc và buổi phỏng vấn tìm việc làm.

            Cách thể hiện kĩ năng giao tiếp ứng xử và tạo lập quan hệ

Bạn cần phải thể hiện kĩ năng giao tiếp ứng xử và tạo lập quan hệ của mình trong suốt quá trình tìm việc làm. Đầu tiên, bạn có thể trình bày trong CV, đặc biệt là nếu bạn đặt phần Sơ lược bản thân ở đầu, hoặc bạn viết phần Lịch sử làm việc theo đoạn chứ không phải gạch đầu dòng. Đó là vì với mỗi kĩ năng giao tiếp ứng xử và tạo lập quan hệ của mình, bạn nên liên kết tới một câu chuyên, một ví dụ, hoặc thời gian và cách thức bạn vận dụng kĩ năng đó. Bạn sẽ dễ làm điều này hơn khi viết theo đoạn.

Thứ hai, hãy nêu những ví dụ tương tự về cách bạn sử dụng kĩ năng giao tiếp ứng xử và tạo lập quan hệ trong công việc khi viết đơn xin việc. Hãy nhớ chú ý đến những thành quả bạn đạt được nhờ kĩ năng này.

Cuối cùng, hãy sẵn sàng trả lời câu hỏi phỏng vấn về kĩ năng giao tiếp ứng xử và tạo lập quan hệ của bạn. Giống như trong CV và đơn xin việc, hãy cung cấp một câu chuyện về thời điểm bạn thể hiện kĩ năng cụ thể tại nơi làm việc, và cách bạn vận dụng chúng để đóng góp cho công ty.

Hãy lưu ý, hành động có sức mạnh hơn lời nói, nên bạn cần phải đảm bảo minh họa được những điều mình chia sẻ thông qua việc tương tác với nhà tuyển dụng. Ví dụ như, nếu bạn nhấn mạnh rằng sự thân thiện của mình đã giúp bạn thành công trong môi trường việc làm TP.Hồ Chí Minh, thì hãy chắc chắn thể hiện sự ấm áp và gần gũi trong suốt buổi phỏng vấn.