Posted in: Cộng sự

Tự động hóa là gì? Ngành tự động hóa có dễ xin việc không?

Tự động hóa là một trong những ngành nghề được nhiều bạn sinh viên lựa chọn. Bởi vì, các doanh nghiệp ngày nay có xu hướng ứng dụng những công nghệ kỹ thuật hay dây chuyền vào công việc sản xuất, kinh doanh. Chính vì thế, không thể phủ nhận được tầm quan trọng của nghề tự động hóa ở hiện tại và tương lai. Vậy tự động hóa là gì? Ngành tự động hóa có dễ xin việc không?

Ngành tự động hóa là gì?

Tự động hóa là một ngành công nghệ hiện đại, ứng dụng những nghiên cứu, phân tích kỹ thuật vào việc điều khiển và kiểm soát các dây chuyền sản xuất hay các thiết bị mà không có sự can thiệp trực tiếp từ con người. Cụ thể, khi học ngành tự động hóa tại các trường đại học, sinh viên sẽ được cung cấp những kiến thức chuyên môn trong các lĩnh vực tự động hóa sản xuất, điều khiển các thiết bị và hệ thống tự động, chế tạo robot…

Ngành tự động hóa có dễ xin việc không?

Trong thời đại kinh tế và công nghệ phát triển như hiện nay, hầu hết những nhóm ngành sản xuất đều cần có dây chuyền làm việc. Ngành tự động hóa còn được ứng  dụng trong việc nghiên cứu và lắp ráp robot, chẳng hạn robot giúp việc nhà, robot đi chợ hoặc các thiết bị thông minh như thang máy, cửa tự động.

Có thể thấy, nhu cầu tuyển dụng nguồn nhân lực ngành tự động hóa ở các doanh nghiệp trong và ngoài nước khá cao. Chính vì thế, sinh viên học ngành tự động hóa sẽ nhiều cơ hội việc làm với mức lương ổn định sau khi ra trường.

Bạn có thể lựa chọn làm việc ở những khu công nghệ cao, Viện Ứng dụng công nghệ hoặc các nhà máy, xí nghiệp có áp dụng dây chuyền tự động hóa vào sản xuất.

Một số vị trí công việc trong lĩnh vực tự động hóa

Kỹ sư bảo trì

Sau khi tốt nghiệp ngành tự động hóa, bạn có thể trở thành kỹ sư bảo trì tại các doanh nghiệp sản xuất. Công việc chính của nhân viên bảo trì là đảm bảo cho máy móc, dây chuyền sản xuất được vận hành liên tục, không xảy ra sự cố, đạt được tiến độ về sản lượng đã đặt ra. Đồng thời, kỹ sư bảo trì là người lên kế hoạch kiểm soát và bảo dưỡng định kỳ dây chuyền, sao cho các dây chuyền vận hành tốt nhất và đạt được năng suất tối đa.

Ngoài kỹ năng chuyên môn và kinh nghiệm làm việc, kỹ sư bảo trì cần phải có sự tỉ mỉ và chăm chỉ. Đồng thời, bạn phải có khả năng linh hoạt trong công việc.

Kỹ sư thiết kế dây chuyền

Một trong những vị trí có nhiều cơ hội việc làm khi tốt nghiệp ngành tự động hóa là kỹ sư thiết kế dây chuyền. Bạn dễ dàng xin việc tại những công ty sản xuất lớn như công ty hóa dược phẩm, thực phẩm, nước uống… Kỹ sư thiết kế dây chuyền sẽ có nhiệm vụ xem xét hoạt động sản xuất, lên bản vẽ và tiến hành lắp ráp dây chuyền. Đồng thời, quản lý chất lượng ở mỗi bước vận hành và hỗ trợ với kỹ sư bảo trì để đảm bảo dây chuyền luôn hoạt động với công suất tốt nhất.

Để trở thành một kỹ sư giỏi, bạn phải thường xuyên trau dồi và học hỏi những kỹ thuật công nghệ mới để ứng dụng vào dây chuyền sản xuất cho công ty.

Kỹ sư robot

Ở những tập đoàn lớn, nhu cầu tuyển dụng kỹ sư robot ngày càng cao. Các sinh viên học ngành chế tạo robot sẽ có cơ hội làm việc trong những nhà máy liên quan đến sản xuất, lắp ráp robot. Công việc chính là phân tích, chế tạo và lắp ráp robot hoặc các thiết bị thông minh ứng dụng trong cuộc sống và sản xuất.

Vị trí này đòi hỏi nhân viên phải có khả năng sáng tạo, kiến thức chuyên môn vững vàng cùng sự chăm chỉ và chịu khó học hỏi khi làm việc.

Ngành tự động hóa có dễ xin việc hay không?” Chắc chắn là một thắc mắc mà hầu hết các bạn sinh viên quan tâm. Nếu bạn yêu thích lĩnh vực này, thì hãy cố gắng học tập để có thể theo đuổi ngành nghề này.