Lãnh đạo là từ không khó để hiểu. Nhưng phạm trù rất rộng mà nhiều người vẫn chưa thể biết hết. Khái niệm lãnh đạo là gì được các chuyên gia nêu lên rất rõ và các thông tin liên quan đến từ ngữ này có khá nhiều. Để tóm lược lại những điều bạn cần biết về lãnh đạo, bài viết sẽ đề cập chi tiết hơn.
Khái niệm lãnh đạo là gì?
Lãnh đạo là người đứng đầu một tổ chức có quyền quyết định và đưa ra những định hướng phát triển của cả tập thể. Những người lãnh đạo có tầm ảnh hưởng rất lớn đối với bất kì một cá nhân nào dưới quyền. Họ có thể yêu cầu mọi người làm theo nhằm đạt được những mục tiêu đã đề ra.
Tất cả các lĩnh vực trong đời sống xã hội bao giờ cũng có người lãnh đạo đứng đầu để điều khiển và chịu trách nhiệm trước các cá nhân và tập thể. Không ngẫu nhiên hay dựa vào trình độ chuyên môn mà bạn có thể trở thành nhà lãnh đạo. Mà điều này xuất phát từ các lý do như: vai trò trong xã hội, trình độ học vấn, do tố chất, quyền uy của bản thân và tập thể bầu chọn.
Trong xã hội hiện đại, lãnh đạo chưa hẳn có quyền lực tuyệt đối để định đoạt cưỡng chế các cá nhân, tập thể phải khuất phục. Mà họ phải dựa vào năng lực, phẩm chất, tầm nhìn và trí thông minh của mình để tạo lòng tin cho người khác. Khiến mọi người tự nguyện tuân thủ và phục tùng mệnh lệnh để chấp hành những việc được giao.
Vai trò của lãnh đạo
Tưởng chừng khi bạn làm lãnh đạo là công việc sẽ nhẹ nhàng và không cần phải làm gì, tất cả đã được tập thể phía dưới làm hết thảy. Nhưng không phải vậy, làm lãnh đạo là bạn mang trên vai tương lai của cả một tập thể người. Chịu trách nhiệm về việc làm và sự phát triển chung của họ. Nên vai trò của lãnh đạo cực kỳ to lớn, làm các việc như:
- Xây dựng chiến lược: Bất kể là làm các công việc gì bạn phải có một chiến lược hẳn hoi để định hướng cho tập thể làm theo. Lãnh đạo có chiến lược và tầm nhìn sẽ mang lại sự phát triển và vươn xa vượt bậc.
- Xây dựng môi trường làm việc: Thực tế môi trường làm việc có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả công việc. Một không gian làm việc thoải mái, rộng mở, cùng với ứng xử văn hóa sẽ khiến cho tổ chức đi vào nề nếp và có tinh thần làm việc phấn khởi hơn.
- Tập hợp và thúc đẩy tập thể: Nhân tố con người đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện các kế hoạch. Khi cần thiết lãnh đạo dựa vào quyền uy của mình để tập hợp các cá nhân cùng thực hiện. Hoặc thúc đẩy, động viên tinh thần làm việc hăng say cho tất cả mọi người.
- Đưa ra quyết định: Tất cả những dự định được đề ra đều phải được lãnh đạo chấp nhận và ra quyết định thực hiện. Tuy nhiên điều này không phải dễ dàng bởi một quyết định sai lầm có thể gây tổn thất và hoang phí cho cả quá trình thực hiện.
Tố chất cần có của một nhà lãnh đạo
Làm lãnh đạo không hề đơn giản như bạn nghĩ. Song song với những quyền lực đáng mơ ước mà họ có được thì đồng thời người lãnh đạo cũng mang trên mình những mối bận tâm về sự phát triển chung của tập thể. Vậy nên trước khi trở thành lãnh đạo bạn cần biết đến những tố chất cần có của một nhà lãnh đạo.
Kiến thức chuyên môn vững vàng: Làm lãnh đạo thì chắc chắn bạn phải có hiểu biết về lĩnh vực mà mình đứng đầu. Để hướng dẫn và chỉ đạo nhân viên thực hiện. Bên cạnh đó, lãnh đạo còn phải ứng biến linh hoạt trong việc điều phối, hoà hợp giữa lý thuyết chuyên môn với yêu cầu thực tiễn.
Thông minh, nhạy cảm và quan sát: Có những yếu tố này người lãnh đạo sẽ biết được tâm lý và nguyện vọng của các cá nhân và tổ chức. Từ đó họ mới đưa ra những quyết định hợp lý, vừa phù hợp với kế hoạch làm việc vừa phù hợp với mong muốn chung của nhiều người.
Công bằng và chính trực: Đây là yếu tố quan trọng tạo nên sự phát triển bền vững và nhận được sự tín nhiệm của mọi người. Không có nhà lãnh đạo nào có thể giữ được địa vị nếu không có 2 yếu tố này.
Bài viết là sự tóm lược để chúng ta hiểu được lãnh đạo là gì. Tuy nhiên đi sâu vào phân tích khái niệm lãnh đạo ở các lĩnh vực khác sẽ còn tồn tại rất nhiều vấn đề. Nhìn chung là một nhà lãnh đạo bạn phải học tập rất nhiều thứ và phấn đấu trở thành con người gần như hoàn hảo. Đó là việc làm phải đánh đổi sau những ánh nhìn ngưỡng mộ mà mọi người dành cho bạn.