Posted in: Phỏng Vấn, Tìm việc Làm

Trình độ chuyên môn là gì? Các thông tin cần biết

Trình độ chuyên môn là gì? Có phải chăng trình độ chuyên môn là những hiểu biết về một công việc cụ thể của con người để duy trì cuộc sống hàng ngày. Đây cũng là thước đo giá trị của chúng ta trong xã hội. Khi mà công việc có muôn màu muôn vẻ nằm trong mọi khía cạnh của cuộc sống thì đòi hỏi mọi người phải có những lựa chọn và khả năng để học hỏi nhằm ứng dụng vào đời sống thực tiễn.

Tìm hiểu về trình độ chuyên môn

Trình độ chuyên môn là cả một quá trình học tập và rèn luyện để có những hiểu biết nhất định về một lĩnh vực nào đó. Áp dụng vào môi trường làm việc để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Qua đó, dựa vào năng lực chuyên môn của mình để điều chỉnh và phát huy công việc hiệu quả hơn.

Người có trình độ chuyên môn cao còn phải biết lý giải những nguyên nhân của một sự việc xảy ra trong lĩnh vực của mình. Giải quyết được những sự cố công việc trong phạm vi chuyên môn. Sau đó tìm hiểu nguyên nhân và hệ lụy để đưa ra những đúc kết bổ ích.

Trình độ chuyên môn được đánh giá dựa trên những yếu tố như: vận dụng tốt những kiến thức đã học tập, có kỹ năng nghề nghiệp. Ngoài ra, còn phải biết sử dụng ngôn ngữ, tiếp thu thông tin và tính toán. Những kiến thức về xã hội như: pháp luật, những phép tắc, luật lệ… cơ bản, sức khỏe và nhu cầu về đảm bảo an toàn trong xã hội.

Phân biệt giữa các khái niệm trình độ: chuyên môn, học vấn, và văn hóa

Có nhiều hiểu nhầm giữa các khái niệm về trình độ chuyên môn, trình độ học vấn và trình độ văn hóa trong lúc điền vào sơ yếu lý lịch của các cá nhân. Nhìn có vẻ như các khái niệm này ngang nhau về mặt ý nghĩa. Nhưng thật chất đó là cách hiểu sai lệch. Vậy nên phân biệt giữa các khái niệm này như thế nào?

Trình độ chuyên môn được hiểu như: một người học đại học chuyên ngành về công nghệ thông tin. Thì trình độ chuyên môn của người này là kỹ sư công nghệ thông tin. Họ có hiểu biết nhất định về lĩnh vực máy tính bao gồm: các phần cứng, phần mềm, xử lý thông tin, sửa chữa, tạo mới các thiết bị…

Trình độ học vấn được hiểu đúng là tại thời điểm bạn kê khai vào giấy tờ thì học vấn của bạn lớp mấy. Ví dụ như: 7/12, 10/12, hoặc 12/12. Còn nếu bạn học cao hơn nữa thuộc các ngành nghề được đào tạo trong các lĩnh vực. Thì trình độ học vấn phải ghi ở các bậc ví dụ như: trung cấp, cao đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ…

Trình độ văn hóa được nhiều người nhầm tưởng giống như trình độ học vấn. Nhưng trước đây trình độ văn hóa lại được xét trên các cấp độ như: mù chữ, Tiểu học, Trung học cơ sở, và Trung học phổ thông. Nhưng hiện nay được thay thế bằng trình độ học vấn cho chính xác hơn. Bên cạnh đó, có nhiều ý kiến cho rằng trình độ văn hóa được sử dụng để đo mức độ học vấn là không đúng. Bởi văn hóa là một khái niệm rất rộng nó bao hàm tất cả các lĩnh vực trong đời sống xã hội. Một người có học thức và địa vị cao chưa hẳn có trình độ văn hóa cao.

Cách trình bày phần trình độ chuyên môn trong cv xin việc

Trong cv tìm việc phần trình độ chuyên môn và kinh nghiệm làm việc được coi là cực kỳ quan trọng. Vì điều này sẽ giúp các nhà tuyển dụng đánh giá mức độ phù hợp với công việc tuyển dụng. Do vậy bạn nên trình bày đầy đủ và rõ ràng các thông tin như sau:

  • Ngành mà bạn được đào tạo: Ghi cho đúng với chuyên ngành để giúp các nhà tuyển dụng nắm bắt nhanh lĩnh vực mà bạn được đào tạo. Giúp họ sàng lọc dễ dàng, tránh mất thời gian cho cả hai bên.
  • Kinh nghiệm làm việc: Trình bày những gì bạn đã học tại trường, hiểu biết và thế mạnh đặc biệt của bạn. Nêu những kỹ năng và phương pháp áp dụng vào công việc hiện tại. Nếu có những thành tích nào nổi trội thì bạn có thể ghi ra để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng.
  • Mô tả công ty và công việc đã từng làm: Ghi tên đầy đủ các công ty mà bạn đã làm qua. Nêu rõ vị trí công việc bao gồm: nhiệm vụ được phân công thường xuyên, tham gia các kế hoạch, giữ vai trò gì, có những đóng góp nổi bật nào.

Xem qua bài viết hẳn bạn đã hiểu trình độ chuyên môn là gì. Phần đã nêu trên tóm gọn những vấn đề mà các bạn cần nắm để giúp mọi người có thể phân biệt các từ ngữ. Hi vọng chúng ta có thể hiểu rõ và trình bày đúng khi làm hồ sơ tìm việc.