Posted in: Cộng sự

Thái độ quan trọng hơn trình độ được biểu hiện ra sao?

Bác Hồ từng nói: “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Câu nói này đã đi sâu vào tâm trí của chúng ta bao thế hệ và giờ đây gói gọn trong nhận định sau: Thái độ quan trọng hơn trình độ. Vì sao lại có nhận định này? Tìm câu trả lời ngay sau đây bạn nhé!

Vì sao thái độ quan trọng hơn trình độ?

Thái độ quan trọng hơn trình độ, không ngẫu nhiên mà có những nhận định này bởi trong công việc điều này cho thấy khá rõ rệt. Chẳng hạn, khi đi phỏng vấn nhà tuyển dụng ngoài việc xem xét các yếu tố chuyên môn, kinh nghiệm thì việc họ quan tâm và chú ý nhất chính là thái độ của ứng viên. Có thể trình độ chuyên môn của bạn có những hạn chế nhưng bù lại thái độ của bạn cởi mở, cầu tiến, ham học hỏi lại là “chiếc phao” cứu lấy chúng ta vượt qua vòng phỏng vấn an toàn.

Trong công việc, có thể bạn là người có tài và luôn hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao. So với bạn bè đồng nghiệp bạn có vẻ nổi trội hơn, cũng vì vậy mà chúng ta định giá được bản thân nên tỏ thái độ khinh thường những người xung quanh. Điều này cho thấy thái độ của bạn đang có nguy cơ bị mọi người chán ghét. Mà việc khiến người khác không yêu thích kéo theo đó những những bất tiện và hoàn toàn có thể ảnh hưởng đến công việc của mình.

Như vậy, chúng ta thấy rằng việc tạo cho mình cơ hội hay lấy đi của mình cơ hội, tất thảy đều nằm ở chính thái độ. Nhiều doanh nghiệp hiện nay coi trọng thái độ của nhân viên để tạo thành văn hóa chung vững mạnh và có những nguyên tắc đề ra mà mọi người phải noi theo. Vậy còn yếu tố nào cho thấy thái độ quan trọng hơn trình độ trong công việc?

Trách nhiệm với công việc

Bất kể một công ty nào cũng yêu cầu nhân viên của mình phải trách nhiệm với công việc bởi sự chểnh mảng làm công việc kém hiệu quả và làm liên lụy đến các khâu liên quan. Do vậy, khi bạn có những biểu hiện rề rà, dời hẹn hay để việc tồn đọng thì hẳn là sẽ có những lời nhắc nhở sau đó. Đồng thời việc này sẽ làm bạn có tỳ vết và mất đi uy tín trong công ty. Từ đó sẽ ảnh hưởng đến các nhiệm vụ tiếp theo được giao.

Vậy nên, để cứu lấy bản thân thoát khỏi tình trạng chậm trễ công việc thì tốt nhất là sắp xếp ổn thỏa, phân chia thời và quan trọng là làm liền ngay khi được giao. Chúng ta phải xem công việc là “bát cơm” trước mắt và cố gắng làm vì điều này. Đặc biệt là không đùn đẩy hay giao việc cho người khác khi không thật sự cần thiết.

Làm việc hết mình

Bạn chăm chú nhiều đến thời gian bắt đầu và kết thúc công việc của một ngày. Sẵn sàng buông ghế ra khi kim đồng hồ điểm 5h chiều và lập tức buông mọi thứ còn dang dở. Hoặc khi bạn có ý định nghỉ việc và tỏ thái độ bất cần, không quan tâm đến nhiệm vụ được giao. Đây là biểu hiện của những người xem trọng quyền lợi của bản thân hơn công việc. Đối với những người này thì dù tài giỏi đến mấy, đa phần các nhà quản lý đều không muốn giữ lại.

Vì thái độ quan trọng hơn trình độ nên dù bạn làm việc thời gian bao lâu cũng không quan trọng bằng việc trong khoảng thời gian đó chúng ta đã nỗ lực như thế nào. Với những nhân viên có đóng góp tận tụy, không quan tâm đến việc bước chân đến công ty lúc sáng sớm hay về chiều tối thì sẽ trở thành “gà cưng” của tập thể.

Tôn trọng mọi người

Thái độ tôn trọng nhau trong công việc là điều cốt lõi tạo nên sự nề nếp, văn hóa của doanh nghiệp. Bởi chỉ với một thái độ không đúng với vị thế của mình có thể làm những người xung quanh cực kỳ khó chịu. Chẳng hạn, một nhân viên bán hàng có lời lẽ lớn tiếng, cãi vã, tỏ thái độ với khách hàng thì ngay lập tức người này có thể bị kiểm điểm. Thế nên, trong cuộc giao tiếp người khác không biết bạn tài giỏi đến đâu mà chỉ biết rằng sự tôn trọng nhau sẽ giúp mối quan hệ bền bỉ, lâu dài.

Sự tôn trọng thể hiện từ những điều nhỏ bé nhất, đặc biệt là trong lời nói, chat online thể cho thấy rất rõ điều này. Ví dụ, khi bạn đáp lại một tin nhắn trong công việc bằng những từ viết tắt theo kiểu tán gẫu hoặc thả những icon hời hợt thì hẳn là bạn sẽ bị nhắc nhở. Hoặc đối với những email công việc bạn chậm trễ trả lời thì cũng vô tình gây khó chịu từ những người xung quanh.

Với những phân tích nêu trên cho chúng ta thấy rằng thái độ quan trọng hơn trình độ rất rõ ràng. Vì thái độ bắt nguồn từ văn hóa cá nhân, tính cách của mỗi người mà không có bất cứ trường lớp nào có thể đào tạo. Còn trình độ lại là chuyên môn mà người ta có thể mài dũa tạo thành. Do vậy, trong các cuộc phỏng vấn người ta xem thái độ là một trong các tiêu chí đánh giá quan trọng.